Gốm Quảng Đức
Tư liệu và nghiên cứu
visibility 219 lượt xem calendar_month 10/01/2024
Sự giao thương của gốm cổ Quảng Đức. Nhà sưu tập gốm Lái Thiêu Nguyễn Anh Kiệt tại TP.HCM vừa trao tặng cho Trần Thanh Hưng-chủ nhân của bộ sưu tập gốm Quảng Đức Phú Yên- 2 hiện vật gốm Quảng Đức khá độc đáo. Điều đáng nói là m
Sự giao thương của gốm cổ Quảng Đức. Sự giao thương của gốm cổ Quảng Đức.
Nhà sưu tập gốm Lái Thiêu Nguyễn Anh Kiệt tại TP.HCM vừa trao tặng cho Trần Thanh Hưng-chủ nhân của  bộ sưu tập gốm Quảng Đức Phú Yên- 2 hiện vật gốm Quảng Đức khá độc đáo. Điều đáng nói là một trong hai hiện vật này được phát hiện từ một con sông ở miền Tây Nam bộ. Đây là một cứ liệu quan trọng để minh định hướng giao thương của gốm cổ Quảng Đức trên đường xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á trong nhiều thế kỷ trước ---------------------
Hai hiện vật này bao gồm một chiếc bình voi cỡ nhỏ và một hũ đựng rượu cỡ vừa. Chiếc bình voi màu xanh đồng ( copper green ), hoả biến đỏ, cao 8cm, thân bụng rộng 7cm. Quai xách hình linh vật Bồ Lao ( một trong 9 con của Rồng trong truyền thuyết dân gian phương Đông ). Đây là nhóm sản phẩm bình vôi đặc trưng của gốm cổ Quảng Đức gồm nhiều kích cỡ ( nhỏ, vừa, to ) mà chúng tôi đã có dịp giới thiệu trước đây ( trong đó có một chiếc bình voi copper green, cũng của sưu tập Trần Thanh Hưng, từng hiện diện trong bộ sưu tập của Ngô Đình Cẩn ở Huế trước năm 1975 ).
 
Hiện vật thứ hai là chiếc hũ đựng rượu cỡ vừa, cao 12cm, thân bụng rộng 11cm. Một phần ba hiện vật này ở phần đáy không phủ men, lộ rõ chất đất xám đen-một trong những đặc trưng của gốm cổ Quảng Đức. Hai phần ba ở trên phủ men màu xanh hạt đậu.
 
Tất nhiên là cả hai hiện vật này đều có in dấu sò huyết-một trong những đặc trưng để nhận diện gốm cổ Quảng Đức. Tuy nhiên hiện vật thứ hai là chiếc hũ đựng rượu, ngoài phần sò huyết còn để lại dấu vết, thân và đáy còn bám khá nhiều hàu sông. Nhà sưu tầm gốm Lái Thiêu Nguyễn Anh Kiệt cho biết: đây là hiện vật được phát hiện từ một con sông ở miền Tây Nam bộ mà dấu hàu bám là một minh chứng. Như vậy, sau thông tin của nhà sưu tập đồ sứ men lam Huế Trần Đình Sơn , rằng: khi nạo vét kênh rạch Sài Gòn, đã phát hiện một số bình vôi cổ Quảng Đức, trên đó có cả thơ Nôm. Thì nay với việc tìm thấy gốm cổ Quảng Đức ở khu vực miền Tây Nam bộ, có thể giúp chúng ta xác định con đường giao thương của gốm cổ Quảng Đức trong thời kỳ vàng son của nó.
 
Về đồ gốm xuất khẩu thì hầu như tất cả các ghi chép từ năm 1225 cho đến năm 1416 còn lưu giữ lại đều chỉ nói đến việc các nước nhập đồ sứ Trung Quốc, không nhắc đến những sản phẩm gốm ở Đông Nam Á. Dù rằng, việc sản xuất gốm để xuất khẩu ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Đại Việt và Xiêm, phát triển khá mạnh mẽ vào thế kỷ XIV – XV, thường là với sự khởi đầu bất ngờ của kỹ thuật Trung Quốc và kết thúc với kỹ thuật bản địa. Tuy nhiên, lịch sử hải thương của khu vực Đông Nam Á, cùng với những kết quả trong khảo cổ học ở các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian gần đây, đã phần nào bổ sung cho chúng ta những tư liệu quan trọng về sự xuất hiện của những sản phẩm gốm thương mại có nguồn gốc Đông Nam Á, trong đó có các dòng gốm miền Trung Việt Nam.   
         
       Xin nhắc lại rằng: Lệnh cấm hoàn toàn các chuyến đi và buôn bán vải ở hải ngoại được ban hành năm 1371 (năm thứ 3 niên hiệu Hồng Vũ) trong thời kỳ đầu thời nhà Minh. Sau đó, nó lại được tái ban hành và bị bãi bỏ năm 1471 (năm thứ 6 niên hiệu Long Khánh). Lệnh này ngăn cấm nghiêm ngặt những chuyến đi và buôn bán ở hải ngoại của người Trung Quốc. Hậu quả là, việc buôn bán gốm từ Trung Quốc bị hạn chế rất lớn trong thời kỳ này. Chính vì thế, đây là thời gian để đồ gốm các nước Thái Lan, Việt Nam và Champa xuất hiện ở các vùng nam Trung Quốc, thay thế đồ gốm Trung Quốc gần như độc quyền cả một thời. 
 
       Trong những năm gần đây, tại các di chỉ lò gốm ở miền Trung như Gò Sành Bình Định, Quảng Đức Phú Yên và một vài lò gốm khác quanh thủ đô Vijaya xưa thuộc Bình Định ngày nay, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những đồ gốm xuất khẩu như đĩa men, bát men celadon và bình vôi, hũ rượu có men được sản xuất trong những thế kỷ từ XIV-XVII mà không hề có sự phát triển trước đó của kỹ thuật bản địa. 
            
Ông Phan Đình Phùng-Phó Giám đốc Sở Văn hoá Thông tin Phú Yên, một người có nhiều năm gắn bó với Bảo tàng Phú Yên và công việc sưu tầm, nghiên cứu gốm Quảng Đức-cho rằng: Sự giản dị, mộc mạc, có phần xù xì, thô rát của gốm cổ Quảng Đức với màu men giản dị, khiêm nhường nhưng rất bí ẩn đã tạo nên sự hấp dẫn, ấn tượng đối với các nhà nghiên cứu cũng như những người sưu tầm. Gốm cổ Quảng Đức không chỉ phổ biến, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân Phú Yên, người dân các tỉnh miền Trung-Tây nguyên, Nam bộ mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Gốm cổ Quảng Đức là một trong những Di sản văn hoá tiêu biểu của tỉnh Phú Yên.
 
Thời gian gần đây, trên trang web: www.asia.si.edu, mục Nghệ thuật Đông Nam Á đã giới thiệu khá nhiều hiện vật gốm cổ Quảng Đức như bình vôi, hũ rượu, các loại choé…Rất tiếc là các nhà nghiên cứu ngoài nước chưa biết chính xác xuất sứ của dòng gốm này mà chỉ ghi địa danh sản xuất là Tuy Hoà miền Trung Việt Nam.
 
Những phát hiện về hiện vật gốm cổ Quảng Đức từ nhiều vùng miền đất nước, những thông điệp từ quá khứ nhờ công tác khảo cổ học mang lại chắc chắn sẽ giúp cho giới nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như những người đam mê, sưu tập dần dần minh định được con đường giao thương của gốm cổ Quảng Đức trong khu vực các nước Đông Nam Á nhiều thế kỷ trước đây. Một ngày không xa, chắc chắn gốm cổ Quảng Đức sẽ được xác định giá trị của nó như một thương hiệu của vùng đất Phú Yên xưa trên con đường giao thương với các nước trong khu vực.
 
Lê Trần, Khương Nguyên
Xem nhiều nhất
Khai mạc triển lãm “Từ gốm Gò Sành đến gốm Quảng Đức”
Khai mạc triển lãm “Từ gốm Gò Sành đến gốm Quảng Đức” (BĐ) - Chiều qua (24.7), tại Bảo tàng Gốm cổ Gò Sành Vijaya Chămpa Bình Định (TP. Quy Nhơn), đã khai mạc triển lãm chuyên đề “Từ gốm Gò Sành đến gốm Quảng Đức”.
QUẢNG ĐỨC – LÀNG GỐM CỔ BÊN BỜ SÔNG CÁI
QUẢNG ĐỨC – LÀNG GỐM CỔ BÊN BỜ SÔNG CÁI Lâu nay, giới chơi cổ vật thường nhắc đến một dòng gốm cổ với nhiều nét riêng độc đáo có nguồn gốc từ làng Quảng Đức,
Từ Gò Sành đến Quảng Đức
Từ Gò Sành đến Quảng Đức Chúng ta đang xuôi dòng sông Kôn để đến một trong những vùng quê thanh bình của vùng đất võ trời văn Bình Định. Ấy là miền gốm cổ Gò Sành tại thôn Phụ Quang, xã Nhơn Hoà huyện An Nhơn. Bên dòng sôn
Oyster shell glaze evokes a golden era
Oyster shell glaze evokes a golden era A unique style of pottery glaze indigenous to Phu Yen has been rediscovered. But though it flourished for centuries, there is no possibility it can be revived.
Nhà nghiên cứu Suzuki Tomomi: Gốm nung làm rung động trái tim tôi
Nhà nghiên cứu Suzuki Tomomi: Gốm nung làm rung động trái tim tôi Chiều chớm xuân bên dòng sông Ba soi bóng phố thị Tuy Hòa, Suzuki Tomomi, người Nhật Bản, say sưa phác họa lại chuyến điền dã từ Đà Nẵng đến Phú Yên để được tận mắt chiêm ngưỡng những kiệt tá
Báo chí viết về Gò Sành-Quảng Đức
Báo chí viết về Gò Sành-Quảng Đức Diễn ra từ 1.8 đến 3.8.2008, Festival Tây Sơn - Bình Định được đầu tư với quy mô lớn nhất trong các hoạt động văn hoá – thể thao của tỉnh Bình Định từ trước đến nay.
Tin mới nhất
Từ Gò Sành đến Quảng Đức
Từ Gò Sành đến Quảng Đức Chúng ta đang xuôi dòng sông Kôn để đến một trong những vùng quê thanh bình của vùng đất võ trời văn Bình Định. Ấy là miền gốm cổ Gò Sành tại thôn Phụ Quang, xã Nhơn Hoà huyện An Nhơn. Bên dòng sôn
Khai mạc triển lãm “Từ gốm Gò Sành đến gốm Quảng Đức”
Khai mạc triển lãm “Từ gốm Gò Sành đến gốm Quảng Đức” (BĐ) - Chiều qua (24.7), tại Bảo tàng Gốm cổ Gò Sành Vijaya Chămpa Bình Định (TP. Quy Nhơn), đã khai mạc triển lãm chuyên đề “Từ gốm Gò Sành đến gốm Quảng Đức”.
Nhà nghiên cứu Suzuki Tomomi: Gốm nung làm rung động trái tim tôi
Nhà nghiên cứu Suzuki Tomomi: Gốm nung làm rung động trái tim tôi Chiều chớm xuân bên dòng sông Ba soi bóng phố thị Tuy Hòa, Suzuki Tomomi, người Nhật Bản, say sưa phác họa lại chuyến điền dã từ Đà Nẵng đến Phú Yên để được tận mắt chiêm ngưỡng những kiệt tá
QUẢNG ĐỨC – LÀNG GỐM CỔ BÊN BỜ SÔNG CÁI
QUẢNG ĐỨC – LÀNG GỐM CỔ BÊN BỜ SÔNG CÁI Lâu nay, giới chơi cổ vật thường nhắc đến một dòng gốm cổ với nhiều nét riêng độc đáo có nguồn gốc từ làng Quảng Đức,
Gốm Quảng Đức - một dòng gốm cổ bị thất truyền
Gốm Quảng Đức - một dòng gốm cổ bị thất truyền Ngày 29/6/2009 vừa qua, tại nhà lưu niệm luật sư Nguyễn Hữu Thọ, số 3 Tản Đà, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, đã khai mạc triển lãm Con đường đất nung và kéo dài 3 tháng.
Gốm Quảng Đức - di sản văn hóa tiêu biểu của Phú Yên
Gốm Quảng Đức - di sản văn hóa tiêu biểu của Phú Yên Đầu năm 2014, cụ Nguyễn Thịnh - nghệ nhân cuối cùng của dòng gốm cổ Quảng Đức - về với thế giới vĩnh hằng ở tuổi 90, khép lại những tư liệu sống về một trong những di sản tiêu biểu trên vùn
Default information