Gốm Quảng Đức
Gốm cổ Quảng Đức
visibility 313 lượt xem calendar_month 11/01/2024
Từ Gò Sành đến Quảng Đức Chúng ta đang xuôi dòng sông Kôn để đến một trong những vùng quê thanh bình của vùng đất võ trời văn Bình Định. Ấy là miền gốm cổ Gò Sành tại thôn Phụ Quang, xã Nhơn Hoà huyện An Nhơn. Bên dòng sôn
Từ Gò Sành đến Quảng Đức Từ Gò Sành đến Quảng Đức
Chúng ta đang xuôi dòng sông Kôn để đến một trong những vùng quê thanh bình của vùng đất võ trời văn Bình Định. Ấy là miền gốm cổ Gò Sành tại thôn Phụ Quang, xã Nhơn Hoà huyện An Nhơn. Bên dòng sông Kôn  là những làng quê gốm thanh bình như Nhạn Tháp, Vân Sơn, Trà Sơn, Gò Sành. Gốm cổ Gò Sành là dấu ấn vàng son dưới vương triều Vijaya Chămpa Bình Định. Nhưng trên hết, nó là một dòng chảy xuyên suốt chiều dài lịch sử văn hoá của một vùng đất...
        Qua khỏi đèo Cù Mông là địa phận tỉnh Phú Yên - phên dậu của Đại Việt với các tiểu quốc phía Nam khi ông Lương Văn Chánh phụng mệnh chúa Nguyễn Hoàng mở mang bờ cõi Đại Việt vào phương Nam. Chính trên vùng đất mới này, một dòng gốm hoàn toàn thuần Việt nhưng có sự kế tục, tiếp nối truyền thống của gốm Chăm, gốm Trung Hoa, tiếp lưu trong dòng chảy văn hoá thông qua gốm từ đất thang mộc Bình Định đến vùng biên viễn Phú Yên. Một dòng chảy của sự kết tinh từ lửa với đất mà chúng tôi xin mạo muội gọi tên là Từ Gò Sành đến Quảng Đức...

        Bất kỳ ai khi đặt chân đến thành phố biển Qui Nhơn đều ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thâm trầm của tháp Đôi, án ngữ cửa ngõ phía bắc vào trung tâm thành phố. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Chămpa, tháp Đôi có nhiều nét tương đồng với cụm tháp Dương Long ở huyện Tây Sơn, đều là những công trình kiến trúc được xây dựng vào đầu thế kỷ XIII. Đó là những gì còn lại của vương quốc Viyaya xưa trên vùng đất Bình Định ngày nay. Nhưng dấu ấn đậm nét của văn hoá Chăm pa trong khoảng thơì gian từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 15 không chỉ là những ngôi tháp cổ nhuốm màu thời gian. Song hành với những ngôi tháp cổ là nhiều hiện vật từ  phù điêu, tượng thần bằng đất nung, đến hàng trăm cổ vật khác. Những cuộc thám sát, khai quật khảo cổ trước và sau năm 1975 đều minh chứng rằng: đây là sản phẩm của một dòng gốm Chăm - gốm cổ Gò Sành. Vẻ đẹp huyền bí của dòng gốm này được các nhà nghiên cứu minh định là dòng gốm Gò Sành, lấy tên khu lò góm cổ Gò Sành được phát hiện đầu tiên tại thôn Phụ Quang, xã Nhơn Hoà huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.                 
        Gốm Gò Sành được xem như sản phẩm của sự chuyển biến và giao thoa giữa các nền văn hoá, thể hiện qua từng sản phẩm đất nung vẻ đẹp kỳ bí dẫu cho nó đã nằm sâu dưới lòng đất miền Trung suốt 5 thế kỷ qua.
        Sau khi biên giới của Đại Việt được rộng mở về phía Nam, Phú Yên trở thành vùng đất phên dậu giữa Đại Việt và các tiểu quốc phía Nam Thạch Bi sơn.
         Sau buổi hoàng hôn của vương triều Viyaja Chămpa, các nghệ nhân gốm cổ Gò Sành cũng thực hiện cuộc di dời về phương Nam để đánh dấu về những lò gốm cổ trên bản đồ gốm Việt Nam. Và trung tâm sản xuất gốm cổ Quảng Đức Phú Yên là dấu chấm đầu tiên đó trên bản đồ gốm Việt.
        Nghiên cứu về khảo cổ học cũng như một số di tích cổ ở Phú Yên còn sót lại cho thấy: ít nhất làng gốm Quảng Đức được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Đây là một trong những làng nghề truyền thống hình thành khá sớm ở Phú Yên gắn liền với di  tích các toà thành cổ còn tồn tại cho đến nay như thành Hội Phú - thủ phủ của Phú Yên từ năm 1629 đến năm 1836; thành An Thổ - thủ phủ của Phú Yên từ năm 1836 đến năm 1899.
       Nếu như các trung tâm gốm cổ ở tỉnh Bình Định thường được bố trí quanh các cảng thị hoặc  ven bờ sông Kôn, thì các nghệ nhân làng gốm Quảng Đức đã chọn vị trí địa lý tương tự với dòng sông mang tên Lò Gốm - dòng sông nằm ở hạ lưu con sông Cái lớn nhất Phú Yên, thuận lợi trong việc chuyên chở nguyên - nhiên liệu làm gốm và đưa sản phẩm đi tiêu thụ khắp nơi qua đường thuỷ.

Phát biểu : Ông Phan Đình Phùng
Phó Giám đốc Sở VHTTDL Phú Yên
( Ảnh hưởng của một trung tâm gốm này đối với một trung tâm gốm khác là điều tất yếu...)

Theo chân nhà sưu tập Nguyễn Vĩnh Hảo - Giám đốc Bảo tàng Tư nhân Gốm cổ Gò Sành Vijaya Bình Định -  chúng tôi tìm về xóm Gò Sành. Giữa vô vàn cỏ cây rậm rạp,  tấm biển công nhận di tích cấp quốc gia Gò Sành vẫn hiện diện như một chỉ dẫn cho những ai muốn tìm về cố hương của một dòng gốm cổ. Không gian nơi đây như gợi lên nỗi niềm khắc khoải đối với  một dòng gốm đã thất truyền, dòng gốm mà theo cha con ông Hảo, nó là sản phẩm của một cuộc cách mạng lửa của người Chăm. Những sản phẩm của gốm Gò Sành trong thời kỳ phát triển rực rỡ của nó đã từng làm chấn động dư luận trong nước và thế giới.

Phát biểu : Ông Nguyễn Vĩnh Hảo
Chi tiết thêm về việc cha ông đưa tin trên Việt Tấn Xã năm 1974
Phát biểu : Tiến sỹ Đinh Bá Hoà
Về ý nghĩa của sự phát hiện

Ông Nguyễn Vĩnh Hảo là con thứ 4 của chủ lò gốm Kim Môn Nguyễn Hượt - một người có nhiều duyên nợ với gốm cổ Gò Sành và muốn kéo dài sự hiện diện của dòng gốm này với tên gọi mới Kim Môn. Gốm Kim Môn - Việt Nam theo đường thủy từ cảng Sài Gòn vượt đại dương sang Inđônêxia, Philippin, Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước phương Tây; và đường bộ ngược Tây Nguyên sang Lào, Cămpuchia, sang Thái Lan, Malayxia, các nước Tây Á. Nhưng trên hết, cụ Nguyễn Hượt là người say mê với gốm cổ Chămpa, mà theo cách gọi của cụ là gốm Hời. Niềm đam mê ấy đã tiếp lửa cho Nguyễn Vĩnh Hảo, để ông tiếp tục là người thừa tự của dòng gốm Gò Sành do cha để lại. Những ngày tháng phiêu bạt khắp nơi, làm đủ nghề để kiếm sống đã tạo cho ông một sự mẫn cảm với đồ gốm Gò Sành. Để rồi càng sưu tầm, nghiên cứu, ông càng phát hiện ra nhiều điều thú vị về dòng chảy văn hoá của gốm qua hai vùng đất từ Bình Định đến Phú Yên.

Phát biểu : Ông Nguyễn Vĩnh Hảo
Sự phong phú của gốm Gò Sành. Đặc biệt, chứng minh gốm Gò Sành Bạch Định được sản xuất tại Gò Sành chứ không phải gốm Tống như lâu nay nhiều người cùng nghĩ

Có một giả thuyết là trước khi người Tống lưu vong sang vương quốc Vijaya thì người Chăm đốt lò lửa nung gốm mới được khoảng 600 độ C nên sản phẩm chỉ là đất nung và gốm gia dụng. Người Tống lưu vong có mặt ở Vijaya thì lửa nung gốm mới vượt qua ngưỡng 1000 độ C và sản phẩm ra lò là gốm cao cấp gồm đồ ngự dụng, đồ tế tự, đồ thương phẩm. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Allson Diem, tiến sĩ Roxna Brown người Mỹ, giáo sư - tiến sĩ Trịnh Cao Tưởng, tiến sĩ Lê Đình Phụng, nhà nghiên cứu Kerry Nguyễn Long đều cho rằng: Gốm Gò Sành bắt đầu từ cuộc di dân của người Minh (1364) tạo nên con đường gốm sứ và kết thúc vào năm 1471 khi vương quốc Vijaya bước vào buổi hoàng hôn của lịch sử.

Phát biểu : Nguyễn Vĩnh Hảo
So sánh thêm trong mối tương đồng với các dòng gốm khác

Bao thế kỷ trôi qua, nghề gốm ở tỉnh Bình Định vẫn không mất đi mà vẫn được tiếp nối với  các làng nghề truyền thống như Vân Sơn, Nhạn Tháp, Bình Nghi, Trà Sơn... 
Ông Đặng Thanh Long năm nay 84 tuổi, ở làng Nhạn Tháp, nơi cách đó không xa là thành Hoàng Đế và xưa hơn nữa là thành Đồ Bàn, là người gắn bó với nghề này từ nhỏ theo truyền thống lâu đời của gia đình nên ông quyết tâm giữ nghề cho con cháu. Mỗi năm đôi lần vào tháng giêng và tháng sáu âm lịch, người trong làng dù làm nhiều hay làm ít, đều không quên làm lễ giỗ ông tổ nghề gốm. Ấy chính là sức sống, là dòng chảy văn hoá của một vùng đất qua gốm.

Phát biểu : Nghệ nhân Đặng Thanh Long
Xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, BÌnh Định

Đứng ở triền sông Kôn, phóng tầm mắt xuống là ta có thể hình dung được sự tồn tại của các làng gốm truyền thống ở tỉnh Bình Định. Ngay tại vị trí này, thuộc xã đại Bình, xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn giáp với Tây Sơn, thật không khó để nhận ra những phế tích lò gốm cổ với những mảnh gốm vỡ chìm nổi theo bờ sông hay trong lòng đất tại các khu dân cư. Trong các phế tích ấy, khu vực Gò Cây Me được xem là biểu hiện khá rõ nét với dấu vết kéo dài hơn 1km.

Phát biểu : Người dân
Phát biểu : Tiến sỹ Đinh Bá Hoà

Bảo tàng tổng hợp BĐ là 1  Bảo tàng lưu giữ gốm Chăm nhiều nhất Việt Nam hiện nay. Các hiện vật gốm Chăm ở đây hầu hết được thu về từ các cuộc khai quật khảo cổ ở các di chỉ gốm Gò Sành và ở các tháp Dương Long ở Tây Sơn, tháp Cánh Tiên ở huyện An Nhơn, tháp Bánh Ít ở huyện Tuy Phước...v.v. Cùng với các tượng thần Makara, tượng bò thần Nandin… là các bình bát, cốc, ấm... có màu men đặc trưng của gốm Gò Sành.
Chủ trương xã hội hoá công tác bảo tồn bảo tàng theo Luật Di sản đã thổi một luồng sinh khí mới cho hoạt động sưu tầm, nghiên cứu cổ vật tư nhân. Bảo tàng tư nhân gốm cổ Gò Sành Vijaya Chămpa Bình Định với hơn 2000 hiện vật được ra đời trong bối cảnh đó.

Phát biểu : Ông Haỏ

Nếu gốm Gò Sành là dấu ấn một thời rực rỡ của vương triều Vijaya Champa xưa, thì gốm Quảng Đức là câu chuyện về sự lan tỏa, chuyển dời và phát triển từ gốm Gò Sành, và cũng có thể là từ ảnh hưởng của các lò gốm cổ trên vùng đất phên dậu Phú Yên. Cách đây gần 400 năm, khoảng cuối thế kỷ XVII, một dòng họ Nguyễn ở Bình Định đã mang nghề làm gốm vào vùng đất Ngân Sơn, nay thuộc xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Khi dòng họ Nguyễn đến vùng đất Ngân Sơn với những thuận lợi cho nghề, nhất là về nguyên liệu, nhiên liệu đốt lò và đặc biệt là giao thông thủy để vận chuyển tiêu thụ gốm thì dừng lại và dần dần hình thành nên trung tâm gốm Quảng Đức. Trên vùng đất mới này, những nghệ nhân xưa đã cho ra đời một dòng gốm mới: gốm Quảng Đức. Từ Gò Sành đến Quảng Đức không chỉ là sự tiếp nối của một dòng gốm mà còn là dòng chảy văn hoá, lịch sử trong buổi đầu hình thành những làng nghề truyền thống khi Đaị Việt mở mang bờ cõi vào phương Nam.

Phát biểu : Ông Phan Đình Phùng
Phó giám đốc Sở Văn hoá thể thao du lịch Phú Yên

Làng Quảng Đức, nay thuộc xã An Thạch huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên nằm tựa vào núi A Man, soi bóng xuống dòng sông Lò Gốm. Địa bạ lập dưới thời Gia Long cho biết Quảng Đức xưa là làng Bạc Mã thuộc huyện Đồng Xuân. Hiện nay, tại làng Quảng Đức còn lưu giữ nhiều di tích kiến trúc cổ. Đó là dấu tích Văn Thánh miếu thờ Khổng Tử, là chùa Châu Lâm được khai sơn cách ngày nay khoảng 300 năm. Trên sườn phía tây núi A Man, có một khu nghĩa địa cổ với hàng ngàn ngôi mộ hợp chất mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đây là một trong những khu nghĩa địa cổ lớn nhất ở miền Trung. Làng Quảng Đức cũng là quê hương của Hoà thượng Liễu Quán, sinh năm 1667 tại làng Bạc Mã, lên sáu tuổi xuất gia quy y Phật pháp rồi trở thành bậc cao tăng khai sơn chùa Thuyền Tôn ở Huế. Đồng thời cũng là người khai sinh dòng thiền Lâm Tế - Liễu Quán rất thịnh hành ở Đàng Trong vào các thế kỷ XVIII, XIX. Làng Quảng Đức cũng nằm không xa nhà thờ Mằng Lăng - một trung tâm Thiên Chúa giáo lớn ở miền Trung từ nhiều thế kỷ trước.
Trong làng bây giờ vẫn còn miếu thờ Quang Điếm Lưu Phước tri niệm tiền nhân với hai câu đối:
Đức thừa tiên tổ thiên niên vĩnh
Phước ấm nhi tồn bách thế vinh…

Lịch sử làng nghề...
Phát biểu : Ông Nguyễn Thịnh
Làng gốm Quảng Đức, Tuy An
Phát biểu : Ông Trần Thanh Hưng, Phó Chủ nhiệm CLB UNESCO Nghiên cứu Sưu tầm Cổ vật Phú Yên

Nhà báo Thanh Hưng là một người có nhiều duyên nợ với gốm cổ Quảng Đức một cách hết sức tình cờ. Năm 1992, nhân một chuyến công tác tại xã Phước Tân thuộc huyện miền núi Sơn Hoà tỉnh Phú Yên, anh tình cờ phát hiện một choé sành màu xanh mạ rất lạ mắt với dấu vỏ sò dính đầy thân gốm. Hỏi thì một già làng bảo rằng: những choé sành này ông bà họ mua từ vùng Lò Gốm huyện Tuy An từ thời Pháp thuộc. Linh cảm của một người có duyên nợ với gốm, anh đưa hiện vật này về tìm hiểu và cũng từ đó, gắn chặt việc sưu tầm, tìm hiểu giá trị về nhiều mặt với dòng gốm này của quê hương anh. Năm 1993, một cơn lũ làm xói lở tả ngạn sông Lò Gốm, làm lộ ra cả một tầng phế tích về gốm cổ Quảng Đức. Từ đó, Bảo tàng tổng hợp Phú Yên, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước mới bắt đầu chú ý đến dòng gốm cổ Quảng Đức này.  Sưu tầm, tìm hiểu rồi đam mê, nhiều năm liền, anh đi đi về về với làng gốm cổ Quảng Đức. Những cuộc chuyện trò với cụ Nguyễn Thịnh, người nghệ nhân cuối cùng của làng gốm cổ Quảng Đức đã giúp anh có thêm nhiều thông tin về dòng gốm độc đáo này.
       Bộ sưu tập gốm cổ Quảng Đức duy nhất ở Phú Yên tuy không nhiều về số lượng nhưng được xem là khá phong phú về sản phẩm với hàng trăm bình vôi, nậm rượu, hũ các loại... Đáng chú ý nhất trong bộ sưu tập là 2 chiếc bình vôi gốm Quảng Đức từng nằm trong bộ sưu tập của Ngô Đình Cẩn - một nhà sưu tập gốm nổi tiếng trước năm 1975. Hiện vật độc đáo khác là những chiếc hũ đựng rượu nhỏ được tìm thấy tại các kênh rạch quanh TP. Hồ Chí Minh và miền Tây Nam bộ, một số bình vôi còn có thơ chữ Nôm trên thân gốm. Trên một chậu hoa bằng đất nung gốm Quảng Đức khác, lại khắc chìm dòng chữ:  1934 Quảng Đức Villa. Có lẽ đây là những sản phẩm cuối cùng khi người Pháp đã có mặt ở vùng đất này muốn ghi dấu một làng nghề đi vào quá vãng, khoảng từ sau năm 1945 do chiến tranh giặc dã...
        Điều thú vị là trên các sản phẩm gốm Quảng Đức đều có dấu vỏ sò. Đây cũng là điểm làm cho gốm Quảng Đức khu biệt với các dòng gốm khác. Một số nhà nghiên cứu cho rằng thợ thủ công ở Quảng Đức đã dùng sò huyết đầm Ô Loan chèn vào bao gốm trong quá trình nung để làm tăng nhiệt độ lò, tạo nên hiện tượng hỏa biến trong quá trình nung, làm nên nhiều sắc màu cho sản phẩm. Nhờ vậy, gốm Quảng Đức có rất nhiều màu với nước men bóng loáng có, xù xì thô ráp có. Trên vùng đất mới, gốm Gò Sành không những đã hồi sinh, mà còn phát triển với phong cách mới, tạo thành một dòng gốm lạ, làm say lòng bao người yêu gốm.

Phát biểu : Ông Trần Thanh Hưng
Điểm nổi bật của gốm Quảng Đức chính là việc tráng men trên gốm bằng vỏ sò huyết, loại sò nổi tiếng ở đầm Ô Loan.

Ngày nay, tại làng gốm cổ  Quảng Đức không còn nhiều nhà làm gốm nữa. Đó cũng là thực trạng chung của nhiều làng gốm truyền thống khi mà đồ gốm không thể cạnh tranh với các sản phẩm thương mại khác. 3 nghệ nhân cuối cùng biết về gốm cổ Quảng Đức là Nguyễn Ky, Nguyễn Dần và Nguyễn Thịnh, cả 3 cụ đều là anh em họ hàng. Tuổi cao, sức yếu, lần lượt các cụ rồi cũng mang theo bí quyết của một làng gốm cổ về thế giới bên kia. Việc ghi chép lại những thông tin từ các cụ về làng nghề là việc làm hết sức cấp bách và cần thiết.

Phát biểu : Ông Phan Đình Phùng
( Bảo tồn và phát huy ...)

Trong không khí náo nức của những ngày Festival Tây Sơn Bình Định 2008, một cuộc triển lãm mang tên “Từ gốm Gò Sành đến gốm Quảng Đức” đã được khai mạc như một chút tình dành cho quê hương Bình Định - Phú Yên của Bảo tàng Tư nhân gốm cổ Gò Sành Vijaya Chămpa và Sưu tập tư nhân gốm cổ Quảng Đức Phú Yên. Điều đáng mừng là hơn một tháng trời diễn ra cuộc triển lãm này,  những người yêu gốm, du khách trong và ngoài nước đã đến tham quan, tìm hiểu về hai dòng gốm có nhiều tương đồng đã làm chiếc cầu nối, đã hợp lưu thành một dòng chảy văn hoá giữa hai vùng đất Bình Định và Phú Yên. Bên những hiện vật gốm Chăm, với  dáng vẻ lịch lãm từ những món đồ ngự dụng, những tinh tế đến nao lòng của tượng gốm, là vẻ thô mộc, kín đáo của gốm Quảng Đức. Cả hai như cùng toát lên, sau dáng vẻ thân thương của gốm, câu chuyện về lịch sử dài lâu của một vùng đất vốn một thời, từng là một trong những trung tâm gốm của vương triều Champa xưa, và là vùng biên viễn, thừa tuyên Quảng Nam đạo của Đại Việt thời Lê Thánh Tông.

Phát biểu : Ông Đoàn Phước Thuận, Chủ nhiệm CLB UNESCO NCST Cổ vật  Phú Yên
( Chỉ lấy một ý ngắn về hoạt động của CLB hướng đến 400 năm PY )
Phát biểu : Ông Phan Đình Phùng
( Lấy ý xây dựng làng Quảng Đức thành một địa chỉ du lịch văn hoá lịch sử )

Thưởng lãm nét đặc trưng, những tương đồng của hai dòng gốm đã gợi cho mỗi chúng ta những suy tư, hoài niệm về quê hương, về dòng chảy văn hoá qua gốm trong  chiều dài lịch sử của một vùng đất. Xin được dâng một nén hương lòng tri ân những bậc tiền nhân, những nghệ nhân xưa với đôi tay khéo léo của mình đã để lại cho con cháu hôm nay những hiện vật gốm thân thương mà đằng sau gốm, là cả những thông điệp từ quá khứ. Dường như, đã có một cuộc trở về, một sự lan tỏa rồi hội tụ, thể hiện từ gốm và qua gốm. “Tiếng vọng Gò Sành” nhắc nhớ trong ta nhiều điều, chí ít là thêm một lần tự hỏi, rằng với hai dòng gốm vốn đã cùng thất truyền này, phải làm gì để tiếp tục tôn vinh về một miền quê gốm? Phải làm gì để tôn vinh một dòng gốm độc đáo, nơi hội tụ những giá trị tinh tế nhất cả về kỹ thuật lẫn nghệ thuật, phản ánh diện mạo văn hóa một vùng đất.
 
Xem nhiều nhất
Khai mạc triển lãm “Từ gốm Gò Sành đến gốm Quảng Đức”
Khai mạc triển lãm “Từ gốm Gò Sành đến gốm Quảng Đức” (BĐ) - Chiều qua (24.7), tại Bảo tàng Gốm cổ Gò Sành Vijaya Chămpa Bình Định (TP. Quy Nhơn), đã khai mạc triển lãm chuyên đề “Từ gốm Gò Sành đến gốm Quảng Đức”.
QUẢNG ĐỨC – LÀNG GỐM CỔ BÊN BỜ SÔNG CÁI
QUẢNG ĐỨC – LÀNG GỐM CỔ BÊN BỜ SÔNG CÁI Lâu nay, giới chơi cổ vật thường nhắc đến một dòng gốm cổ với nhiều nét riêng độc đáo có nguồn gốc từ làng Quảng Đức,
Từ Gò Sành đến Quảng Đức
Từ Gò Sành đến Quảng Đức Chúng ta đang xuôi dòng sông Kôn để đến một trong những vùng quê thanh bình của vùng đất võ trời văn Bình Định. Ấy là miền gốm cổ Gò Sành tại thôn Phụ Quang, xã Nhơn Hoà huyện An Nhơn. Bên dòng sôn
Oyster shell glaze evokes a golden era
Oyster shell glaze evokes a golden era A unique style of pottery glaze indigenous to Phu Yen has been rediscovered. But though it flourished for centuries, there is no possibility it can be revived.
Nhà nghiên cứu Suzuki Tomomi: Gốm nung làm rung động trái tim tôi
Nhà nghiên cứu Suzuki Tomomi: Gốm nung làm rung động trái tim tôi Chiều chớm xuân bên dòng sông Ba soi bóng phố thị Tuy Hòa, Suzuki Tomomi, người Nhật Bản, say sưa phác họa lại chuyến điền dã từ Đà Nẵng đến Phú Yên để được tận mắt chiêm ngưỡng những kiệt tá
Dấu Ấn Trong Lòng Đất
Dấu Ấn Trong Lòng Đất Cuộc triển lãm đó đã qua gần 1 năm, vậy mà âm hưởng vẫn còn lưu lại tới ngày nay. Năm 2008, triển lãm gốm cổ “Từ Gò Sành đến Quảng Đức” đã mở ra một mạch tư tưởng lớn để hậu thế có
Tin mới nhất
Từ Gò Sành đến Quảng Đức
Từ Gò Sành đến Quảng Đức Chúng ta đang xuôi dòng sông Kôn để đến một trong những vùng quê thanh bình của vùng đất võ trời văn Bình Định. Ấy là miền gốm cổ Gò Sành tại thôn Phụ Quang, xã Nhơn Hoà huyện An Nhơn. Bên dòng sôn
Khai mạc triển lãm “Từ gốm Gò Sành đến gốm Quảng Đức”
Khai mạc triển lãm “Từ gốm Gò Sành đến gốm Quảng Đức” (BĐ) - Chiều qua (24.7), tại Bảo tàng Gốm cổ Gò Sành Vijaya Chămpa Bình Định (TP. Quy Nhơn), đã khai mạc triển lãm chuyên đề “Từ gốm Gò Sành đến gốm Quảng Đức”.
Nhà nghiên cứu Suzuki Tomomi: Gốm nung làm rung động trái tim tôi
Nhà nghiên cứu Suzuki Tomomi: Gốm nung làm rung động trái tim tôi Chiều chớm xuân bên dòng sông Ba soi bóng phố thị Tuy Hòa, Suzuki Tomomi, người Nhật Bản, say sưa phác họa lại chuyến điền dã từ Đà Nẵng đến Phú Yên để được tận mắt chiêm ngưỡng những kiệt tá
QUẢNG ĐỨC – LÀNG GỐM CỔ BÊN BỜ SÔNG CÁI
QUẢNG ĐỨC – LÀNG GỐM CỔ BÊN BỜ SÔNG CÁI Lâu nay, giới chơi cổ vật thường nhắc đến một dòng gốm cổ với nhiều nét riêng độc đáo có nguồn gốc từ làng Quảng Đức,
Gốm Quảng Đức - một dòng gốm cổ bị thất truyền
Gốm Quảng Đức - một dòng gốm cổ bị thất truyền Ngày 29/6/2009 vừa qua, tại nhà lưu niệm luật sư Nguyễn Hữu Thọ, số 3 Tản Đà, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, đã khai mạc triển lãm Con đường đất nung và kéo dài 3 tháng.
Gốm Quảng Đức - di sản văn hóa tiêu biểu của Phú Yên
Gốm Quảng Đức - di sản văn hóa tiêu biểu của Phú Yên Đầu năm 2014, cụ Nguyễn Thịnh - nghệ nhân cuối cùng của dòng gốm cổ Quảng Đức - về với thế giới vĩnh hằng ở tuổi 90, khép lại những tư liệu sống về một trong những di sản tiêu biểu trên vùn
Default information